Con đầu đuối nước, con út mắc bệnh não, mẹ nghèo tuyệt vọng cầu cứu

Con đầu đuối nước, con út mắc bệnh não, mẹ nghèo tuyệt vọng cầu cứu

“Tôi hiếm muộn, mong mỏi mãi mới sinh được 2 đứa con thì đứa mất vì đuối nước, đứa còn lại mắc bệnh hiểm nghèo không tiền cứu chữa”, người mẹ khóc nghẹn.

Khuôn mặt chị Bùi Thị Luyến (30 tuổi, trú khối Vĩnh Mỹ, phường Vinh Tân, thành phố Vinh, Nghệ An) bơ phờ, mệt mỏi sau hơn 4 tháng ôm con nằm viện giành giật sự sống. Chị ngồi trên giường bệnh, cố gắng dỗ dành con trai là bé Bùi Bảo Khang (19 tháng tuổi) đang gào khóc vì những cơn đau hành hạ. Rồi như đuối sức, bé lả dần, ngủ gật gù trong vòng tay mẹ.


Bé Bùi Bảo Khang liên tục bị những cơn đau hành hạ.

4 tháng sau khi được phát hiện bị bệnh viêm màng não mủ, dù được điều trị kịp thời nhưng căn bệnh chuyển biến rất nhanh khiến tai phải của bé Khang bị vôi hóa hoàn toàn, không còn khả năng cứu chữa. Tai trái cũng bị vôi hóa nặng, cần phẫu thuật gấp mới hy vọng được cứu chữa.


Bé Bảo Khang đau đến đuối sức, ngủ gật gù trong vòng tay mẹ.

“Bác sĩ nói bệnh của con diễn biến nặng theo từng ngày nên cần phẫu thuật cấy điện cực ốc tai gấp, chi phí 500 triệu đồng nếu để lâu sẽ không còn hi vọng. Tôi từng phải gánh nỗi đau mất đứa con đầu lòng. Chạy chữa hiếm muộn mãi mới có thêm bé Khang. Vậy mà chưa kịp vui mừng thì con trai tôi lại phải gánh chịu bất hạnh như thế này”, chị Luyến nghẹn ngào.

Người mẹ có con đuối nước cầu xin sự sống với đứa mắc bệnh hiểm nghèo

Chị Luyến từng trải qua đau khổ khi đổ vỡ hôn nhân và nỗi đau mất con. Chị kể, 19 tuổi, chị đã kết hôn. Nhưng rồi, khi mang thai được 3 tháng thì xảy ra biến cố khiến 2 vợ chồng ly thân. Chị bụng mang dạ chửa về nương nhờ nhà mẹ ruột.


Bé Khang cần được phẫu thuật cấy điện cực ốc tai gấp.

“Con trai đầu lòng được 15 tháng, vừa chập chững tập đi, tập nói thì không may bị đuối nước dưới ao. Nỗi nhớ thương con giằng xé tâm can suốt một thời gian dài khiến tôi ngã gục. Mãi đến sau này, gia đình, bạn bè động viên, tôi mới nguôi ngoai được phần nào. Gần 4 năm sau ngày con mất, vợ chồng tôi chính thức ly hôn”, chị Luyến kể lại.

5 năm trước, chị Luyến quen rồi chung sống với anh Phan Xuân Hải (33 tuổi, quê Hà Tĩnh) như vợ chồng. Anh Hải làm nghề bốc vác hàng hóa thuê ở khu vực chợ Vinh. Chị Luyến làm thuê cho một tiệm nail gần đó. Không đất đai, nhà cửa, họ mượn tạm gian nhà cũ của người chị gái ở để tiện công việc.


Người bố vốn làm nghề bốc vác cũng phải bỏ việc theo con đi viện.

“Suốt nhiều năm mỏi mòn chờ đợi mụn con vẫn chưa thành hiện thực, làm được đồng nào, vợ chồng tôi tích góp, vay mượn thêm để đi thăm khám, điều trị hiếm muộn. Rồi hạnh phúc cũng mỉm cười khi tôi mang thai bé Khang. Vì một số lý do cá nhân, vợ chồng tôi chưa đăng ký kết hôn nên con tôi sinh ra vẫn mang họ mẹ”, chị Luyến chia sẻ thêm.

Sinh ra, bé Khang là một đứa trẻ bình thường, khỏe mạnh. Đến 15 tháng tuổi, bé có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe như thường xuyên sốt nhẹ, đêm nằm ngủ cứ nghiến răng, tai chảy mủ. Đưa con đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị viêm tai giữa nên cho thuốc về nhà điều trị. Sau đó bé Khang lên cơn co giật, đến bệnh viện thì được kết luận bị viêm màng não mủ.

Vì căn bệnh chuyển biến rất nhanh theo chiều hướng xấu nên bé Khang được chuyển gấp ra Hà Nội phẫu thuật gắn van dẫn lưu trong não và điều trị.

Suốt nhiều tháng qua, chị Luyến ôm con nằm viện. Lo lắng, anh Hải cũng nghỉ nghề bốc vác để ra Hà Nội phụ vợ túc trực, chăm sóc con, không thể làm gì kiếm thu nhập.


Chị Luyến cho biết, để phẫu thuật, điều trị cho con thời gian qua, gia đình đã vay mượn gần 200 triệu đồng.

“Tôi đã vay mượn gần 200 triệu đồng điều trị cho con. Vợ chồng tôi giờ công việc không có, đất đai, nhà cửa cũng không, 2 bên nội ngoại đều khó khăn nên chẳng ai dám cho vay nhiều. Từ một đứa trẻ đang tập đi, tập nói, giờ con ngồi không vững nữa rồi. Bác sĩ nói con phải điều trị vật lý trị liệu thời gian lâu dài mới có hi vọng đi lại như trước. Hiện vợ chồng tôi đang làm thủ tục chuyển con về bệnh viện tuyến tỉnh để điều trị. Thế nhưng khó khăn, nợ nần chồng chất, tôi biết làm gì để chạy chữa cho con đây?”, anh Hải chia sẻ.


Không đất đai, nhà cửa, chị Luyến mượn tạm gian nhà cũ của người chị gái ở để tiện công việc.

Lo lắng cho sức khỏe của con trai, tiền bạc, nợ nần khiến lòng chị Luyến nặng trĩu.

“Sinh được 2 con thì đứa mất, đứa bệnh tật. Từ nay đôi tai của con sẽ không nghe tiếng bố mẹ gọi nữa. Nhưng dù thế nào đi nữa vợ chồng tôi cũng sẽ cố gắng nắm lấy tay con, cùng con cố gắng vượt qua. Khẩn cầu mọi người cùng giúp đỡ, cho đứa con bất hạnh của tôi tiếp tục được điều trị, để có cơ hội đi lại trên đôi chân của mình như trước”.

Ông Nguyễn Văn Thảo, Khối trưởng khối Vĩnh Mỹ, phường Vinh Tân xác nhận gia đình chị Luyến có con trai bị bệnh tật hiểm nghèo và mong muốn được mọi người chia sẻ.

Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 4866 xin gửi về:

1. Chị Bùi Thị Luyến

Địa chỉ: Khối Vĩnh Mỹ, phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Điện thoại: 0977.880.661

Tài khoản của chị Bùi Thị Luyến: 0101001219402, Ngân hàng Vietcombank.

Cũng có hoàn cảnh xót xa tương tự, trong ngôi nhà nhỏ xíu ở ngõ sâu của xóm 4, xã Hưng Chính, TP Vinh, Nghệ An, tiếng ru cháu của bà Võ Thị Hải (60 tuổi) như tắc nghẹn. Khát sữa, bé Lò Phạm Hải Tiến (2 tháng tuổi) khóc ngằn ngặt, vặn đỏ cả người, át cả tiếng ru của bà ngoại. Vừa ru, vừa dỗ dành, bà Hải đút núm bình sữa vào miệng cháu. “Bú đi, bú đi con, đừng khóc nữa, bà thương…”, nước mắt của bà đã tràn má, nhỏ vào khuôn mặt của cháu.


Chị Phạm Thị Trang đang phải thở oxy và ăn qua đường ống dẫn trực tiếp vào dạ dày (Ảnh: Gia đình cung cấp).

Mãi bé Tiến cũng chịu bú sữa bình. Khóc mệt nên khi ăn no, thằng bé ngủ luôn trên tay bà. Nhìn đứa cháu nhỏ ngủ say trong tiếng nấc, nước mắt bà Hải lại rơi. Ở cái tuổi 60, một tay bà vừa chăm cháu, vừa lo cho tính mạng con gái đang “ngàn cân treo sợi tóc”…

Bà Hải sinh được 3 người con thì hai người khuyết tật nặng về mắt, trong đó có Phạm Thị Quỳnh Trang (19 tuổi). Trang phải mang kính 11-12 độ mới có thể nhìn thấy mờ mờ nên em cũng chẳng đến trường.

Lớn lên, Trang học nghề tẩm quất, mát xa dành cho người mù rồi ra Phú Thọ làm việc. Tại đây, cô gái trẻ quen biết, nảy sinh tình cảm với chàng trai cùng cảnh ngộ Lò Văn Nguyện, quê Sơn La, hơn cô 4 tuổi. Nếu như Trang còn nhìn thấy được chút ít thì trong đôi mắt Nguyện chỉ có bóng đêm.

Hai con người cùng cảnh ngộ, yêu thương nhau, gắn kết với nhau. Rồi Trang có thai, anh chị Nguyện từ Sơn La thay mặt bố mẹ già vào Nghệ An đặt vấn đề với bà Hải để hai đứa về chung một nhà. Nghĩ nhà trai xa xôi cách trở, bố mẹ lại già yếu, gia cảnh cũng chẳng hơn gì mình, con về trên đó khi sinh nở lại không có người chăm sóc, bà Hải bảo chuyện cưới xin cứ gác lại đó, đợi Trang mẹ tròn con vuông rồi tính.


Mẹ đi viện, bé Tiến khóc ngằn ngặt vì khát sữa (Ảnh: Hoàng Lam).

Ngày 7/3, bé Lò Phạm Hải Tiến ra đời. Trang khiếm thị nên bà Hải gần như phải thay con chăm cháu. Nguyện từ Phú Thọ về thăm vợ con, ở được ít hôm thì phải ra đi làm, dù sao cũng cần tiền mua bỉm, sữa…

“Tối 29/4, thằng Tiến khóc nên tôi dậy bật đèn xem thế nào thì thấy Trang đang co giật. Tôi hoảng quá, chỉ biết hét con trai, con dâu và hàng xóm. Trang được đưa xuống bệnh viện thành phố rồi chuyển qua bệnh viện tỉnh. Sáng 30/4, bệnh viện tỉnh giới thiệu ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Bác sĩ nói em bị chết nửa não, một bên não bị phù, nguy cơ tử vong cao…”, bà Hải bật khóc.


Cháu khóc khát sữa, nhớ mẹ, bà Hải cũng khóc theo (Ảnh: Hoàng Lam).

Nhìn con gái bất động nằm trên giường bệnh trong phòng cách ly, bà Hải đã nghĩ tới tình huống xấu nhất. Người mẹ nghèo khốn khổ định đưa con về nhà nhưng bác sỹ bảo Trang vẫn còn hi vọng nếu được điều trị, còn về nhà là cầm chắc cái chết.

Bà Hải quyết định để con ở lại, nhờ một người cháu họ ra trông nom thay, còn mình thì về quê vừa chăm cháu vừa xoay tiền. Nói là xoay chứ bà cũng không biết vay mượn ở đâu. Bà còn phải chăm mẹ chồng 97 tuổi mù lòa mấy chục năm nay. Căn nhà nhỏ là chỗ trú ngụ của 4 thế hệ, bán thì biết ở đâu? Trong khi đó con trai bà Hải thì cùng cảnh khiếm thị như em gái, chỉ quanh quẩn trong nhà, chi tiêu, ăn uống, học hành của hai đứa con một tay vợ phải lo.


Người mẹ nghèo rơi nước mắt khẩn cầu sự sống cho con gái khiếm thị đang chống chọi với bạo bệnh (Ảnh: Hoàng Lam).

Thiếu hơi mẹ, khát sữa, bé Tiến quấy khóc cả ngày. Bà Hải phải bế trên tay luôn. Cháu khóc, bà cũng khóc, vừa thương cháu, vừa lo cho con. “Mấy bữa nay cứ nghe tiếng điện thoại là giật mình thon thót, sợ bệnh viện gọi ra đưa con về. Mấy nay đứa cháu ngoại ở ngoài đấy bảo Trang vẫn đang phải nằm trong phòng bệnh, không được vào, cũng không thấy có chuyển biến gì”, bà Hải kể.

Trang nằm viện, chồng vào thăm được một lần, hôm bà Hải còn ở ngoài đó. Bà về quê, Nguyện thì chẳng biết đường đi lối lại, không ai đón dẫn vào viện nên cũng chẳng vào được. Vả lại, mắt mũi như thế, vào viện cũng không giúp được gì cho vợ, mà về đây cũng không thể chăm con.

Người phụ nữ góa bụa, chăm mẹ chồng mù lòa mấy chục năm, lo con gái đang nguy kịch chỉ mong đứa cháu có mẹ… (Ảnh: Hoàng Lam).

Dù không muốn nhưng bà Hải đã nghĩ tới tình huống xấu nhất, thậm chí nếu cứu chữa được thì khả năng phục hồi của Trang rất thấp, có thể trở thành người thực vật. “Có cách nào cứu con tôi không?. Trang dù chỉ nằm một chỗ nhưng ít nhất cháu tôi còn có mẹ, không phải chịu cảnh mồ côi…”, bà bật khóc.

Bà Trần Thị Hoa – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Hưng Chính cho biết, con gái bà Võ Thị Hải ngã bệnh, gia đình vốn đã khó khăn, nay càng trở nên túng quẫn, bởi vừa phải lo cho con nằm viện, vừa lo cho cháu mới chào đời.

“Vừa qua mặt trận, các tổ chức đoàn thể xóm, Hội liên hiệp phụ nữ xã cũng đã đứng ra tổ chức vận động, quyên góp được một khoản kinh phí hỗ trợ bà Hải để cứu con gái, chăm lo cho cháu. Thay mặt Hội, tôi tha thiết mong nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của quý mạnh thường quân, độc giả Báo Dân trí để bà Hải có điều kiện tốt hơn trong chữa trị cho con và chăm sóc cháu”, bà Trần Thị Hoa nói.

Mọi sự ủng hộ, giúp mã số 4863 xin gửi về:

1. Bà Võ Thị Hải

Địa chỉ: xóm 4, xã Hưng Chính, thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0385629054

dai uu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *