Chuyện lạ: Trứng luộc bỗng hóa ‘đá quý’ sau 20 năm bỏ quên?

Chuyện lạ: Trứng luộc bỗng hóa ‘đá quý’ sau 20 năm bỏ quên?

Sau 20 năm, quả trứng luộc để quên không những bị hư thối mà còn hóa thành “đá quý” với màu sắc đẹp mắt.

Mới đây, câu chuyện quả trứng gà luộc 20 năm trước của một thiếu nữ bỗng biến thành “hồng ngọc” đang gây sốt MXH Trung Quốc.

Người giữ quả trứng là cô gái họ Phó, 20 tuổi ở thành phố Tế Sơn, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã chia sẻ “hóa thạch” của mình trên nền tảng mạng xã hội Douban và nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người.


Cô gái kể, khi học tiểu học vào năm 2003, cô và mẹ đã đến siêu thị mua trứng gà. Sau khi về nhà, cô chọn một quả trứng nhỏ hơn so với trứng gà thông thường, đòi mẹ luộc để bữa sau đem đến trường ăn sáng. Hôm sau, cô để quên quả trứng trong cặp, không nhớ lấy ra ăn. Vài ngày sau, cô chợt nhớ ra thì quả trứng vẫn nằm trong cặp. Sợ trứng hư, không dám ăn nhưng lại không nỡ vứt đi nên cô giấu mẹ cho trứng trên đầu tủ lạnh.

 

Hai tháng sau, cô kiểm tra nó thì phát hiện quả trứng đã teo lại, nhìn giống một quả trứng nhựa, màu sắc hơi giống trứng muối, đặt dưới ánh đèn sẽ có màu ánh đỏ. Cô Phó cảm thấy kỳ lạ nên không vứt đi mà đặt trứng vào trong một chiếc hộp đựng trang sức, rồi quên bẵng đi mất.


Mãi đến gần đây, Phó mới phát hiện ra chiếc hộp đựng “quả trứng hồng ngọc” bị bỏ quên trong góc nhà. Khi mở ra, cô kinh ngạc vì thấy quả trứng không bị thối mà vẫn giữ kết cấu đông đặc, có kích thước bằng hạt dẻ cười và khá cứng.

Cô Phó cho biết, khi để dưới ánh sáng, quả trứng chuyển sang màu đỏ máu, để lộ nhiều vết nứt mỏng manh từ bên trong.

Hình ảnh quả trứng hồng ngọc sau đó được đăng tải lên mạng xã hội đã khiến dân mạng tò mò, thích thú. Ai nấy đều thắc mắc tại sao quả trứng luộc để 20 năm của cô Phó không bị hư thối mà lại có kết cấu và màu sắc lạ lùng hệt như một viên ngọc quý.

Tờ South China Morning Post, cô Phó đoán rằng quả trứng có thể đã chuyển sang màu đỏ trong những ngày đầu tiên sau khi bị bỏ quên vì lúc đó là mùa đông, thời tiết rất khô và lạnh.

Trước đó Các nhà khảo cổ học Israel đã phát hiện ra một quả trứng gà hoàn toàn nguyên vẹn 1.000 năm tuổi ở Yavne, một thành phố ở miền trung Israel, nhưng khi họ cố gắng làm sạch và duy trì tình trạng hoàn hảo của nó, quả trứng không may bị nứt.

Theo thông báo công bố hôm 9/6, quả trứng gà được các nhà khoa học từ Cơ quan Cổ vật Israel phát hiện trong một hầm chứa khi đang khai quật Yavne như một phần của dự án phát triển đô thị trong thành phố.

Tiến sĩ Lee Perry Gal, một nhà nghiên cứu về gia cầm trong thế giới cổ đại, mô tả sự hiếm có của phát hiện này.

“Các mảnh vỡ của vỏ trứng từng được tìm thấy trước đây, ví dụ như ở thành phố David, ở Caesarea và Apollonia, nhưng do lớp vỏ mỏng manh nên hầu như không có quả trứng gà nguyên vẹn nào được bảo quản. Ngay cả ở cấp độ toàn cầu, đây là một điều hiếm có”, tiến sĩ Gal cho hay. “Trong các cuộc khai quật khảo cổ, chúng tôi thỉnh thoảng tìm thấy những quả trứng đà điểu cổ đại, có lớp vỏ dày hơn giúp chúng được bảo quản nguyên vẹn”.

Tuy nhiên, vỏ của quả trứng đã vỡ trong quá trình thu thập dù các nhà khảo cổ cố gắng hết sức để giữ gin nó trong tình trạng tốt nhất. May mắn thay, lớp vỏ này đã được phục hồi trong phòng thí nghiệm hữu cơ của Cơ quan Cổ vật Israel.

“Chỉ còn một ít lòng đỏ bên trong, nhưng nó ít nhiều đã rỗng. Chúng tôi sẽ lấy phần còn lại và chiết xuất một số collagen để cố gắng tạo chuỗi ADN”, Gal nói. Đừng lo lắng, quả trứng đã trở lại tình trạng hoàn chỉnh sau khi xử lý trong phòng thí nghiệm hữu cơ”.

“Thậm chí ngày nay, trứng hiếm khi tồn tại được lâu trong các hộp ở siêu thị. Thật kinh ngạc khi nghĩ rằng đây là một phát hiện 1.000 năm tuổi”, nhà khảo cổ Alla Nagorsky của Cơ quan Cổ vật Israel, nói.

Theo các nhà nghiên cứu, gà đã tồn tại ở Israel gần 2.300 năm, có niên đại từ thời Hy Lạp hóa và thời kỳ đầu La Mã. Và sự hiện diện của gà ngày càng nhiều, sau sự nổi lên của đạo Hồi ở thế kỷ thứ VII sau Công nguyên trong khu vực, với lệnh cấm tiêu thụ thịt lợn, bằng chứng là lượng xương lợn được tìm thấy tại một số địa điểm trong khu vực đã giảm.

Perry Gal cho biết: “Các gia đình cần một chất thay thế protein không cần làm lạnh và bảo quản và họ đã tìm thấy chất này trong trứng và thịt gà”.

Ngoài quả trứng thời Trung cổ, ba con búp bê bằng xương được sử dụng làm đồ chơi trong thời kỳ Hồi giáo, khoảng 1.000 năm trước, cũng được phát hiện trong bể chứa.

dai uu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *