Tổ tiên dạy 3 nghề cha mẹ khuyên con không nên làm kẻo mất hết phúc phần, càng già càng nghèo

Những nghề nghiệp dưới đây khiến cho người làm bạc phúc cuộc sống về sau gặp nhiều tai ương sóng gió nên suy nghĩ trước khi làm.
1. Nghề buôn bán hàng lậu và hàng kém chất lượng
Ông bà mình có câu ‘phi thương bất phú’ nên ngày nay, nhà nhà người người cứ đua nhau kinh doanh. Thậm chí có người vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, bán hàng lậu và hàng kém chất lượng, nghiêm trọng hơn đó là các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người khác. Chẳng hạn như có thể khiến người tiêu dùng mắc các bệnh hô hấp, hệ tiêu hóa, thần kinh hoặc nan y.
Ảnh: Một kho hàng lậu được triệt phá. Nguồn: Sức khỏe Đời sống.
Nói về mặt đạo đức, việc bán hàng như thế này dù mang lại rất nhiều lợi nhuận nhưng lại là công việc khá thất đức vì làm hại người tiêu dùng. Còn nói về mặt luật pháp, đây là hành vi vi phạm pháp luật, tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật nhân quả không chừa một ai, mình gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy. Gieo nhân lành sẽ gặp quả lành và ngược lại. Thế nên làm việc thất đức thì sớm muộn cũng sẽ nhận về quả báo, người ấy có thể sẽ bị phạt tiền hoặc ‘bóc lịch’, đồng thời phải chịu cảnh bệnh tật khổ đau đến lúc xuôi tay nhắm mắt. Vậy nên cha mẹ nếu thương con hãy hướng con tránh xa công việc này nhé!
2. Nghề cho vay nặng lãi
Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn cần nhờ vả người khác giúp đỡ. Chính vì vậy, nghề cho vay lấy lãi ra đời. Xét về mặt nào đó thì nghề cho vay lãi đều tốt nhưng với điều kiện nên cho vay ở mức độ vừa phải, hợp tình hợp lý. Ngược lại, nếu cho vay lãi cao, nặng lãi là một nghề khiến chúng ta mất hết phúc đức. Bởi lẽ chỉ những người lâm vào bước đường cùng mới chọn cách này để giải quyết khó khăn.
Lợi dụng người khác có hoàn cảnh khó khăn để cho người ta vay lãi với mức ”cắt cổ”, đôi khi khiến người đi vay bị ồn vào đường cùng, thậm chí có thể bỏ mạng vì không trả nợ được.
Do đó, người làm nghề này sẽ sớm gặp quả báo, mất hết tiền bạc, bị bắt giam, ngồi tù…, thậm chí kiếp sau sẽ trở thành con nợ của người khác, bị hành hạ tới chết.
3. Nghề săn bắt thú rừng và chim chóc
Dù không phải là hại người nhưng xét theo quy luật nhân quả, đó là sát sinh và làm hại các loại động vật, cầm thú. Theo luật nhân quả, hành động này chẳng khác nào tạo thêm nghiệp chướng gây nên tội ác và phải trả giá cho hành động của mình.
Trước đây từng có câu chuyện của nhân chứng sống kể rằng trong suốt bao nhiêu năm chuyên săn bắt khỉ, ông này không bao giờ nghĩ rằng đây là lần cuối mình hành nghề. Lần đó vẫn như mọi lần, trong lúc hành nghề ông bắt gặp hình ảnh chú khỉ mẹ bị thương do mình gây ra, trên người vẫn ôm chú khỉ con mới sinh. Từ đó ông mới thay đổi suy nghĩ của mình về hành vi, làm vậy chẳng khác nào chia lìa tình mẫu tử thiêng liêng. Con người hay động vật gì cũng vậy, mối quan hệ giữa cha mẹ và con, tình thân luôn là sợi dây gắn kết dù cho gặp bất kỳ hoàn cảnh nào. Vậy nên việc chia lìa tình mẫu tử thiêng liêng chắc chắn sẽ gặp nghiệp báo nhãn tiền, cuộc đời phải chịu cảnh xa mẹ xa con hoặc cuối đời phải sống trong sự cô đơn buồn tủi.
Ảnh minh họa. Nguồn: An ninh Thủ đô và báo Bà Rịa Vũng Tàu.
Người ta hay bảo ‘nghề chọn mình’ nhưng mình cũng có quyền từ chối nghề nếu cho rằng nghề đó không hợp pháp và trái với lương tâm đạo đức phải không chị em? Vậy nên hãy định hướng cho con mình làm những điều chúng thích, nhưng nhớ tránh làm nghề tạo nghiệp ác, không chỉ bản thân mà cả con cháu đời sau có khi cũng phải gánh thay hậu quả này. Thay vào đó nên làm việc lành để tạo phước đức cho mình và đời sau, giúp hậu vận thêm sung túc, đủ đầy.
Dẫu biết rằng ai cũng cần có nghề nghiệp để ổn định cuộc sống nhưng đừng vì thế mà đánh đổi cuộc đời về sau của mình. Giàu hay nghèo vào cuối đời là do cách mình chọn và làm đấy chị em ạ.