Bất cẩn làm hỏng điện thoại con gái ấm ức tâm sự với bố, nhìn bố lấm lem bùn đất mà nước mắt giàn giụa

Tình mẹ như nước, tình cha như núi.
Loại tình yêu này không thể hiện bằng những ngôn từ hào nhoáng và những cách diễn đạt nghệ thuật cường điệu, nó thường được ẩn giấu trong những hành động, sự quan tâm vặt vãnh hàng ngày. Đó là vẻ ngoài chân thực nhất của tình yêu cha mẹ dành cho con cái, càng giản đơn lại càng có thể chạm đến sự mềm yếu của trái tim nhất.
Thậm chí một sự việc đơn giản nhất cũng khiến một người trưởng thành bật khóc như đứa trẻ.
Mới đây, một nữ sinh năm hai đã vô tình làm vỡ màn hình điện thoại di động của mình, phải thay màn hình mới tốn hơn 2 triệu. Vì cần điện thoại để sử dụng khi làm thêm nên cô gái đành phải trả ngần đó để thay màn hình. Nhưng khi về đến nhà thì cảm thấy bứt rứt. Nhà không khá giả, 2 triệu không phải là con số nhỏ.
Cô gái trẻ giận bản thân mình tại sao không thể cẩn thận hơn, tại sao không bảo vệ dế yêu của mình, tại sao không đi thêm vài cửa hàng nữa, nếu có phương pháp sửa chữa nào rẻ hơn thì sao?
Đầy bất bình, cô chọn gọi điện video với bố mình. Lần nào cũng vậy, cứ có chuyện ấm ức thì nhất định cô sẽ gọi cho bố. Đối với con gái, chỉ cần bố nói vài câu thì mọi chuyện sẽ được giải tỏa. Bố sẽ cho lời khuyên và cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.
hình ảnh
Ảnh OST
Khi người cha bắt máy, cô gái đau khổ kể lại việc mình đã vô tình làm hỏng điện thoại di động và tiêu tốn như thế nào. Ở bên kia video, bố cô đang làm việc trên cánh đồng dưới cái nắng như thiêu đốt. Khi nghe con gái nức nở, ông đã ngừng làm việc trên cánh đồng và lắng nghe cẩn thận những lời của con.
Người cha mỉm cười an ủi con gái:
“Con gái lớn rồi, chuyện nhỏ như vậy sao lại khóc? Để người khác cười nhạo mới đáng, chuyện này có gì đáng khóc đâu. Conđừng để trong lòng nữa.”
Lúc nói lời này để xoa dịu con gái, người cha nhìn màn hình cười hiền lành. Đôi mắt híp lại thành hình trăng lưỡi liềm nông, cho dù mặt lấm lem bụi đất cũng không che giấu được vẻ yêu thương trên khuôn mặt hiền hậu. Cô con gái bên kia màn hình nhìn thấy khuôn mặt lấm lem bụi đất của cha mình, không kiềm chế được, lấy tay lau đi những giọt nước mắt đang tuôn trào. Những giọt nước mắt như vỡ bờ đã diễn giải hoàn hảo nội tâm của cô bé lúc này.
hình ảnh
Ảnh OST
Những giọt nước mắt là cảm giác hối tiếc khi không cẩn thận, làm vỡ màn hình điện thoại di động, khiến cha cô, một người không dễ kiếm tiền, phải quần quật vất vả dưới trời nắng nóng.
Những giọt nước mắt không cầm được không phải vì chiếc điện thoại mà nhìn cảnh bố làm ruộng vất vả. Cô con gái biết việc đồng áng nặng nhọc như thế nào. Chính bố cô đã luôn bảo con cái từ nhỏ rằng hãy cố gắng học hành, đừng như bố…
Hơn nữa, chiếc điện thoại bị hỏng này là do anh cả lãnh tháng lương đầu tiên tặng bố. Người cha phải làm việc nặng nhọc cả ngày, sợ lỡ tay làm vỡ nên đã đổi chiếc điện thoại mới để lấy điện thoãi cũ của con gái. Thế mà chiếc điện thoại mới tinh vẫn bị con gái làm hỏng.
Nói chung, đây không phải là một gia đình khó khăn đến mức không kham nổi vài ba triệu đồng, mà là một cô con gái hiểu chuyện và một người cha bình thường, không giàu có nhưng thương yêu con vô cùng.
Ảnh OST
Người cha không buồn vì con gái tiêu hoang dăm ba triệu, ông chỉ lo con gái mình buồn vì việc đó. Cô con gái khi nhìn thấy khuôn mặt lấm lem bùn đất của cha, đã cảm thấy vô cùng đau khổ và bật khóc.
Toàn bộ quá trình không có từ hai chữ “tình yêu”, nhưng tình yêu xuyên suốt từ đầu đến cuối, ẩn chứa trong từng chi tiết, thể hiện hoàn hảo hoàn cảnh chân thực của hầu hết các gia đình.
Người cha làm lụng vất vả, làm những công việc nặng nhọc bẩn thỉu và mệt mỏi nhất, nuôi sống cả gia đình, đảm bảo cho con gái ăn học, mong cuộc sống sau này của con gái sẽ tốt hơn cuộc sống của ông, không phải chịu cảnh bán lưng cho trời, bán mặt cho đất như ông. Con gái là người hiểu biết và hiếu thảo. Cô chia sẻ đang làm thêm vào buổi tối để có thể tự đóng học phí, giảm bớt áp lực cho bố mẹ. Cô cũng hy vọng mình có thể tốt nghiệp càng sớm càng tốt, để bố mẹ không phải làm việc cực nhọc nữa.
Dười bài đăng của nữ sinh, một người có ý tốt đã vô cùng cảm động trước sự ấm áp bình thường này và muốn giúp cô trả tiền sửa điện thoại di động. Nhưng cô gái đã từ chối với lý do “gia đình tôi là một gia đình bình thường, và chúng tôi không cần mọi người ủng hộ”.
Ảnh OST
Tình yêu thầm lặng, trong suốt.
Mặc dù gia đình này không giàu có, thậm chí có thể nói là “nghèo nàn” trong mắt hầu hết mọi người, nhưng cô gái lại luôn được bố mẹ chiều chuộng, bao bọc. Đó không phải là sự sung túc mà gia đình nào cũng có thể có được.
“Tôi hay gặp xui xẻo trong cuộc sống, nhưng may mắn lớn nhất của tôi là gặp được bố mẹ và ông bà yêu thương tôi. Họ luôn dành cho tôi những điều tốt nhất. Không có từ nào để diễn tả tôi yêu họ nhiều như thế nào.”
Và từ cô gái hiểu chuyện, hiếu thảo này, bậc làm cha làm mẹ dễ dàng nhìn ra một thực tế: Sự giáo dục tốt nhất không gì khác chính là tình yêu thương, thứ tình yêu tinh tế và cảm động ẩn giấu giữa những điều vụn vặt. Những đứa trẻ thiếu tình yêu thương thường cảm thấy vô cùng nhạy cảm và kém cỏi do nội tâm lo lắng, trong khi những đứa trẻ sống trong tình yêu thương pcó cảm giác tự tin từ trong ra ngoài, dám làm theo trái tim mình và dễ trở thành một người ấm áp, khiến người khác có thiện cảm. Dù giàu hay nghèo, điều quan trọng nhất trong việc nuôi dạy một đứa trẻ là để chúng cảm thấy giàu có về tinh thần và cảm nhận được tình yêu thương, sự chấp nhận, sự quan tâm và công nhận của cha mẹ.
Trước đây cộng đồng mạng từ xôn xao vì đoạn clip dài hơn 30 giây ghi lại cảnh một người cha khóc mếu máo ngày con gái ở lại nhà chồng làm dâu, còn ông thì sắp trở về. Hai cha giữ chặt tay nhau bịn rịn, người cha thì không muốn rời đi. Thấy cảnh dễ thương đó, ông sui mới nói vui: “Anh làm như tui bắt con gái anh không cho về không bằng” khiến ai nấy cũng phì cười.
Ông Út khóc mếu máo ngày con gái về nhà chồng
CHỤP MÀN HÌNH
Chỉ sau 1 ngày đăng tải, đoạn clip đã nhận được hơn 2,5 triệu lượt xem cùng hàng trăm nghìn lượt thích, bình luận, chia sẻ từ phía cộng đồng mạng. Ai cũng thể hiện sự xúc động trước hình ảnh của người cha, từ nhớ nhớ về đấng sinh thành của mình.
Tài khoản Ngochanh Huynh bình luận: “Tự nhiên xem clip tôi nhớ ba tôi, tiếc là không còn cơ hội nữa”. “Chúc chị và gia đình luôn hạnh phúc, lâu lâu chị về thăm chú nha. Mong sao gia đình em cũng hạnh phúc như vậy”, nickname Bé Anh bày tỏ.
Theo xác minh của Thanh Niên, cô dâu trong đoạn clip nói trên là chị Trần Hoài Thương (24 tuổi). Cô gái xác nhận đoạn clip được quay lại gần 1 tuần trước, trong ngày chị về nhà chồng ở xã Long Khánh (Tiền Giang). Trong khoảnh khắc sắp xa con gái, ông Trần Văn Út Em (55 tuổi) đã không kiềm lòng được mà mếu máo khóc, không muốn xa con.