Sự thật bàng hoàng phía sau con gái đi du học rồi biệt tăm suốt 17 năm

Sự thật bàng hoàng phía sau con gái đi du học rồi biệt tăm suốt 17 năm

Thiếu giao tiếp giữa cha mẹ và con cái có thể hậu quả không ngờ!

Một vụ việc xảy ra ở Trung Quốc từng khiến dư luận bàng hoàng, khó tin nổi đây lại là sự thật. Câu chuyện đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về việc nếu giữa cha mẹ và con cái thiếu đi sự tương tác, giao tiếp thì sẽ có thể gây ra hậu quả ra sao!

Theo đó vào năm 2020. truyền thông đưa tin một cặp vợ chồng già họ Cao ở Liêu Ninh tìm con gái mất tích đã nhiều năm. Đáng chú ý, người con gái được cho là “mất tích” đã hơn 40 tuổi. Không chỉ vậy, con gái không phải bị bắt cóc, không phải bỏ nhà ra đi mà là mất liên lạc sau khi đi du học tại Đức. Cụ thể, cô gái đã không liên lạc gì với gia đình đến… 17 năm!

Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra? Tại sao một trưởng thành, hoàn toàn tỉnh táo, bình ổn về mặt nhận thức lại không liên lạc gì với cha mẹ, tựa như đã bốc hơi khỏi thế giới như vậy?

Một cặp vợ chồng già họ Cao ở Liêu Ninh đã trải qua nhiều giây phút đớn đau, khắc khoải khi phải đi tìm con gái trong suốt nhiều năm. Cô gái không bị b.ắt cóc, cũng chẳng bỏ nhà ra đi, cô đi du học Đức sau đó đột nhiên không liên lạc về nhà, bố mẹ cô sau đó đã phải cố gắng tìm con trong suốt 17 năm.

Cô gái mất liên lạc với gia đình suốt 17 năm tên là Cao Khiếm. Cô sinh năm 1979, nghĩa là hiện tại đã hơn 40 tuổi. Cao Khiếm sinh ra trong một gia đình khá giả, ông bà Cao là người có của ăn của để nên lo cho con không thiếu thứ gì. Đáp lại sự kỳ vọng của cha mẹ, cô cũng chứng tỏ năng lực khi luôn nằm trong top những học sinh xuất sắc tại trường. Với mọi người, Cao Khiếm là cô gái tài giỏi, ngoan ngoãn, chính vì thế, ông bà Cao rất tự hào về con.

Tuy nhiên, bố mẹ Cao Khiếm giống với rất nhiều ông bố bà mẹ khác ở vùng nông thôn này, chỉ chú ý đến việc cho con cơm ăn áo mặc, lo lắng cuộc sống vật chất, lo cho con đi học đầy đủ chứ không hay giao tiếp, trò chuyện nhiều với con. Cao Khiếm càng lớn, khoảng cách giữa cô và bố mẹ ngày càng xa hơn. Cả ba người bình thường đã không trò chuyện, gần gũi nhiều với nhau thì về sau lại càng ít giao tiếp, mâu thuẫn do khác biệt tư tưởng, thế hệ cứ thế nảy sinh.

Đỉnh điểm của những mâu thuẫn xuất hiện vào thời điểm Cao Khiếm học cuối cấp 3, chuẩn bị thi đại học. Cô ao ước được theo học tại một ngôi trường ở thành phố phía Nam đang rất phát triển, tuy nhiên, bố mẹ thì lại hoàn toàn gạt bỏ mong muốn này của con gái, họ hy vọng Cao Khiếm có thể học ở Đại học Sư phạm Liêu Ninh, ngôi trường này gần nhà lại có thể đào tạo ra những giáo viên giỏi. Tuy Cao Khiếm không muốn thi vào ngôi trường này nhưng vì bố mẹ ép buộc, cuối cùng cô cũng nghe lời và đi học tại Trường Công nghệ Giáo dục của Đại học Sư phạm Liêu Ninh.

Ông bà Cao cố gắng liên lạc với con gái trong nhiều năm. Ảnh: Sohu

Không có hứng thú với ngôi trường đang theo học, kết quả học tập của Cao Khiếm ngày càng tệ đi dù năng lực không phải là không có. Tai hại hơn, khoảng cách giữa cô và cha mẹ dường như đã trở nên xa vời vợi, có thể xảy ra tranh cãi bất cứ lúc nào chỉ vì những lý do vô cùng nhỏ nhặt.

Kết quả học không tốt, năm cuối đại học, cô quyết định bỏ ngang chương trình và xin bố mẹ được đi du học. Thấy con gái không đạt được thành tích tốt, ông bà Cao rất lo lắng cho tương lai của con. Lúc này tình hình gia đình cũng không còn khá giả như trước nên khi con xin đi du học, ông bà rất băn khoăn. Cuối cùng vì thương con, ông bà Cao cũng cố gắng gom góp, vay mượn được 80.000 NDT (hơn 270 triệu đồng) cho con du học Đức.

Con gái đi du học, ông bà Cao ở nhà gồng gánh trả nợ. Ở trời Tây, tình hình của con gái Cao Khiếm cũng không khá hơn, vì không biết tiếng, cô phải mất đến 3 năm để học ngôn ngữ và văn hóa sau đó mới học tiếp chương trình đại học. Vừa đi học cô cũng phải vừa đi làm rất vất vả để có tiền sinh hoạt phí.

Vì cước phí điện thoại nước ngoài khá đắt nên Cao Khiếm cũng không thường xuyên gọi về cho bố mẹ. Những lần hiếm hoi gọi về, cô đều cho biết cuộc sống ở Đức rất áp lực khi phải vừa học vừa làm, chủ lại liên tục mắng mỏ. Khi không thể chịu nổi nữa, cô xin cha mẹ thêm 30.000 NDT (hơn 100 triệu đồng).

Cao Khiếm cùng mẹ nhiều năm trước. Ảnh: Sohu

Cuộc gọi trước lần điện thoại về nhà cuối cùng của cô là cách đó 10 tháng. Chính vì thế, bố mẹ Cao Khiếm do lo lắng nên đã khiển trách con gái. Không ngờ đó có lẽ chính là điều làm Cao Khiếm tức giận và quyết định cắt đứt toàn bộ mọi liên lạc với ông bà Cao.

Từ lần liên lạc cuối vào năm 2003, ông bà Cao chờ đợi mãi vẫn không có bất cứ cuộc gọi nào từ con gái. Ông bà cũng tìm cách liên lạc với con nhưng không được, cuối cùng phải gọi đến lãnh sự quán Trung Quốc ở Đức để nhờ tìm con. Họ đã đến địa chỉ nhà được cho là của Cao Khiếm và trình bày sự việc bố mẹ đang tìm cô, nhưng Cao Khiếm nhiều lần từ chối gặp, không cung cấp số điện thoại hay bất cứ thông tin nào của mình.

Khoảng cách quá xa, ông bà Cao không còn đủ chi phí để có thể sang Đức tìm con gái. Chính vì vậy, họ ngậm ngùi khi con gái hoàn toàn biến mất từ cuộc gọi cuối vào năm 2003. Có lẽ do đã hoàn thành chương trình học, cũng tìm được công việc ổn định nên Cao Khiếm không cần bố mẹ hỗ trợ tiền nữa. Bình thường ít giao tiếp, lại hay mâu thuẫn cãi vã nên cô đã quyết định cắt đứt liên lạc với chính bố mẹ mình.

Ông bà Cao rất buồn nhưng chẳng thể làm gì thêm, vào năm 2007, hai vợ chồng lần lượt phát hiện mình đều mắc bệnh nan y. Ông Cao bị u.ng thư thận còn bà Cao mắc u.ng thư v.ú. Vì quá nhớ nhung con gái, họ đã nhờ truyền thông tìm kiếm, lay động con để có cơ hội được gặp mặt con một lần.

Ông bà Cao chỉ có mong muốn được gặp lại con một lần. Ảnh: Sohu

Câu chuyện nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, nhiều đài truyền hình và các cá nhân cũng cố gắng tìm kiếm tung tích cô con gái giúp ông bà Cao. Cuối cùng, vài người bạn của cô tại Đức cũng chia sẻ một vài thông tin. Cao Khiếm hiện sống tại Đức rất tốt, cô đã có bằng tiến sĩ, có gia đình và sinh con.

Hóa ra, Cao Khiếm đã đổi tên và trở thành giáo sư tại Đại học Munich. Thảo nào, không ai tìm thấy cô!

Đúng là vì mâu thuẫn với bố mẹ nên Cao Khiếm quyết định không liên lạc. Vợ chồng họ Cao khi biết tin thì vô cùng đau buồn. Họ không thể nghĩ rằng, chỉ vài câu trách mắng mà con gái lại ôm hận với cha mẹ lâu đến như vậy. Thực tế, Cao Khiếm chưa từng nói với bố mẹ rằng cô tức giận và bố mẹ cô cũng không hỏi quá nhiều vì họ rất yêu con mình.

Cuối cùng vẫn là bố mẹ thương con. Vì sợ Cao Khiếm gặp phải lời bàn tán không hay, ảnh hưởng đến công việc nên ông bà Cao chỉ lẳng lặng nhờ người chuyển số điện thoại nhà cho con gái. Họ không yêu cầu gì khác, chỉ hy vọng con có thể gọi điện cho mình. Họ cũng không cần Cao Khiếm phụng dưỡng tuổi già, chỉ cần cô có thể tự chăm sóc bản thân là được.

Vụ việc của gia đình họ Cao thực sự khiến nhiều người phải suy ngẫm về việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái!

dai uu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *