5 loại trái cây bề trên ‘không ưa’: Dâng cúng trên bàn thờ mất hết phúc lộc
Đa số trái cây nào cũng đẹp cũng ngon, nhưng có phải đều có thể cúng trên bàn thờ? Hãy cùng lưu lại những loại trái cây không được cúng trên bàn thờ sau nhé.
1. Loại trái cây có mùi quá nồng
2. Những loại trái cây mọc sát đất
3. Những loại trái cây có vị đắng, chua và cay
4. Hoa quả giả
5. Những loại trái cây quá già, quá chín
Việt Nam có phong tục cúng kiến, vào những ngày Tết lại càng nhiều và thường trên mâm cúng sẽ không thể thiếu trái cây. Tuy nhiên, mọi người thường chọn trái cây cúng theo cảm tính là không được.
Bởi lẽ nếu cúng ngay 5 loại trái cây mà bề trên “không ưa” là mạo phạm, không được phù hộ phúc đức, lộc lá.
Một số loại quả phù hợp để thắp hương
xin gợi ý cho bạn một số loại quả mang ý nghĩa phù hợp hơn dưới đây:
Táo
Quả táo trong tiếng Hán có phát âm gần giống với chữ hòa bình nên mang đến một ý nghĩa lớn. Loại trái cây này sẽ biểu tượng đến sự yên ổn và nhiều sức khỏe trong gia đạo. Màu sắc đỏ xanh vàng của từng loại táo cũng mang đến nhiều điềm lành.
Chuối
Chuối là loại quả bạn thường thấy xuất hiện trong thờ cúng thần tài thổ địa. Lí do là vì chuối mang ý nghĩa “thu hút”. Việc dùng chuối thắp hương đồng nghĩa với việc thu hút tiền của, may mắn vào nhà.
Phật Thủ
Quả Phật Thủ được biểu trưng cho bàn tay Phật luôn sống trong đời sống tâm linh của mỗi người với hình ảnh cao quý nhất. Phật luôn vị tha và bao dung cho kiếp người mang đến sự bình an và hạnh phúc.
Khi thờ quả Phật Thủ, gia chủ hy vọng đến cuộc sống trọn vẹn. Chính vì thế mà việc lựa chọn loại quả này dâng lên bàn thờ gia tiên là rất phù hợp và ý nghĩa.
Bưởi
Trong tiếng Hán, tên của trái bưởi có phát âm gần giống với từ con trai nên mọi người thờ loại quả này để xin về lộc con cái. Bên cạnh đó hình dạng của trái bưởi cũng đầy đặn tượng trưng cho sự thịnh vượng, sung túc.
Xoài
Trong các ngày đầu năm mọi người cũng thường trưng xoài lên bàn thờ để cầu cho một năm sung túc không thiếu thốn điều gì. Nguyên nhân có quan niệm đó là vì xoài trong miền nam Việt Nam phát âm gần với “xài”, mong muốn cầu cho tiền của xài hoài không hết.